Trao Giấy chứng nhận sản xuất Mít đạt tiêu chuẩn VietGAP

 

Trao Giấy chứng nhận sản xuất Mít đạt tiêu chuẩn VietGAP

                             Vào ngày 11/01/2023, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Hậu Giang đã phối hợp với các địa phương tổ chức buổi Lễ trao Giấy chứng nhận sản xuất Mít đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.

Đại diện Ban chủ nhiệm dự án Trao Giấy chứng nhận VietGAP tại xã Đại Thành, Tp. Ngã Bảy

Đại diện Ban chủ nhiệm dự án Trao Giấy chứng nhận VietGAP tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A

Đại diện Ban chủ nhiệm dự án Trao Giấy chứng nhận VietGAP tại xã Đông Phước A, huyện Châu Thành

Đại diện Ban chủ nhiệm dự án Trao Giấy chứng nhận VietGAP tại HTX Chín Em Ba, huyện Phụng Hiệp

                   Buổi lễ được tổ chức tại UBND xã Đông Phước A, huyện Châu Thành; UBND xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A; Trụ sở HTX Chín Em Ba, huyện Phụng Hiệp và UBND xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy với sự tham dự của lãnh đạo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, lãnh đạo UBND các xã, các cán bộ kỹ thuật tại địa phương và hơn 80 nông dân sản xuất Mít theo tiêu chuẩn VietGAP.

Xây dựng mô hình sản xuất Mít đạt tiêu chuẩn VietGAP là một trong sáu nội dung chính của dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” do ông ThS. Phạm Thành Tôn làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Hậu Giang là cơ quan chủ trì. Sau khi triển khai thực hiện từ năm 2020 đến nay dự án đã thành công xây dựng mô hình sản xuất Mít đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 137 ha, vượt 37 ha so với kế hoạch ban đầu với sản lượng 3.014 tấn/năm và 89 hộ dân tham gia thực hiện xây dựng mô hình.

Bên cạnh việc xây dựng mô hình sản xuất Mít đạt tiêu chuẩn VietGAP, dự án còn hướng dẫn nông dân sử dụng phần mềm KIPUS trên nền tảng công nghệ Blockchain truy xuất nguồn gốc Mít, Xây dựng trang web “Mít Hậu Giang”, Xây dựng nhãn hiệu tập thể Mít,… Áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chú trọng vào an toàn, sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng. Thông qua dự án góp phần nâng cao chất lượng sản xuất và giá trị nông sản, tạo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng./.

(Nguồn: https://skhcn.haugiang.gov.vn/chi-tiet/-/tin-tuc/Trao-Giay-chung-nhan-san-xuat-Mit-at-tieu-chuan-VietGAP07994)

Huyền Trần



0/Đăng bình luận