Triển khai chuỗi tập huấn tiêu chuẩn VietGAP - Dự án Mít Hậu Giang
Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang”. Vừa qua, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động tập huấn chuyên đề về Sơ cấp cứu ban đầu; An toàn vệ sinh thực phẩm; Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả trên địa bàn các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Châu Thành A và thành phố Ngã Bảy với sự tham gia của gần 600 lượt dân trong và ngoài dự án.
Quang cảnh buổi tập huấn
Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản tỉnh Hậu Giang; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang; Trung tâm y tế huyện Châu Thành)
Các báo cáo viên tại buổi tập huấn đã truyền đạt các kiến thức về Sơ cấp cứu ban đầu (nhận dạng và biện pháp xử lý các vết thương có khả năng xảy ra trong lao động,…); An toàn vệ sinh thực phẩm (các quy định bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, biện pháp phòng ngừa,…); Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả (kỹ thuật sử dụng và tuân thủ biện pháp sử dụng thuốc BVTV; xử trí sự cố thuốc BVTV,…). Cung cấp cho nông hộ những kiến thức nền tảng phục vụ sản xuất và sinh hoạt thường nhật. Chuỗi tập huấn nhằm hoàn thành các tiêu chí bắt buộc được đào tạo theo tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất Mít đối với nông hộ thực hành sản xuất Mít theo tiêu chuẩn VietGAP.
Báo cáo viên trình bày tại các buổi tập huấn
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh Hậu Giang chủ trì thực hiện trên địa bàn 04 huyện gồm Châu Thành, Phụng Hiệp, Châu Thành A và thành phố Ngã Bảy với quy mô xây dựng vùng sản xuất Mít theo tiêu chuẩn VietGAP 120 ha với gần 100 hộ dân tham gia.
Đại biểu trao đổi, thảo luận tại buổi tập huấn
Sau hơn 24 tháng triển khai thực hiện, Ban chủ nhiệm dự án đã hoàn thiện gần 90% các nội dụng được duyệt theo thuyết minh. Dự kiến tháng 12 năm 2022 sẽ tiến hành tổ chức đánh giá và hoàn thiện công nhận vùng sản xuất mít đạt tiêu chuẩn VietGAP./.
Đăng nhận xét