Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 9 ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm nông sản đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 51% của ngành.
Số liệu của Bộ
NN&PTNT cho biết kim ngạch xuất
khẩu nông lâm thủy
sản tháng 9 ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch
xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 38,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm
2022. Cán cân
thương mại ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 8 tỷ USD, tăng 22,5%.
(Số liệu: Bộ NN&PTNT, Biểu đồ: Hoàng Anh)
Đến hết
quý III, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng lâm sản, thủy sản, đầu vào sản
xuất giảm sâu, chỉ có nhóm nông sản, sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng
dương.
(Số liệu: Bộ NN&PTNT, Biểu đồ: Hoàng Anh)
Trong nhóm nông sản nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung, rau quả là mặt hàng có tăng trưởng mạnh nhất với kim ngạch 4,2 tỷ USD, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2022. Với kết quả này, ngành rau quả đã vượt mục tiêu 4 tỷ USD của cả năm 2023 và tiến dần đến mốc kỷ lục 5 tỷ USD.
9 tháng đầu năm nay, ngành rau quả đạt được ấn tượng nhờ trái sầu riêng được cấp "visa" xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết trong giai đoạn cuối năm, sầu riêng Việt Nam sẽ tiếp tục hút khách Trung Quốc khi cả Thái Lan, Philippines, Malaysia đều sắp hết vụ thu hoạch, Việt Nam còn khu vực Tây Nguyên có thể thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11.
“Từ nay
đến cuối năm, khu vực Tây Nguyên của nước ta là vùng duy nhất trên thế giới còn
sầu riêng tươi. Dư địa xuất khẩu sầu riêng còn khoảng 400-500 triệu USD, mặt
hàng này có thể cán mốc 1,7 – 1,8 tỷ USD trong năm 2023, dự kiến đóng góp
khoảng 30-35% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành”, ông Đặng Phúc Nguyên nói.
(Số liệu: Bộ NN&PTNT, Biểu đồ: Hoàng Anh)
9 tháng
đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các châu lục biến động
trái chiều.
Hiện,
Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông
lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ
trọng 22%, tăng 14% so với 9 tháng năm 2022; Mỹ chiếm 21%, giảm 23% và Nhật
Bản chiếm 7,6%, giảm 8%.
Trong buổi
gặp gỡ báo chí mới đây, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định sau khi
Việt Nam - Mỹ nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, thương mại hàng
hóa giữa hai nước, trong đó có mảng nông sản sẽ tăng đáng kể.
Nhìn lại giai đoạn 5 năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản hai nước đã có chuyển biến tích cực. Thương mại nông sản song phương đạt con số 9,8 tỷ USD trong năm 2022. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác lớn thứ 9 của nông sản Mỹ.
Trong quý
IV, Bộ NN&PTNT sẽ xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Trung Quốc, Mỹ, EU, liên minh kinh tế Á -
Âu...
Ngoài ra,
Bộ cũng sẽ tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng
xuất khẩu mới.
Đăng nhận xét